N5 - Danh sách ngữ pháp N5 và ví dụ
です
DESU (đọc "đẹt xư", "đê xư", "đet-x")
Giống như động từ To Be trong tiếng Anh. Bạn cần hiểu đây là điểm đặc biệt trong tiếng Nhật khi cuối câu phải có "desu".
Mẫu câu: N1はN2です (Đọc: N1 wa N2 desu).
Ví dụ: Takahashi は がくせい です = Takahashi wa gakusei desu = Takahashi wa học sinh desu = Takahashi là học sinh.
Cũng dùng cho tính từ:
Kanojo wa kirei desu = Cô ấy đẹp.
Kirei-na là tính từ "đẹp".
Tóm lại thì nhớ là: Tôi wa Học Sinh desu ^^
も
MO (đọc "mô")
Nghĩa là "cũng". Kiểu như:
- Watashi wa gakusei desu (Tôi là học sinh)
- Watashi mo gakusei desu (Tôi cũng là học sinh)
Như vậy, も (mo) thay cho は (viết là "ha" nhưng đọc là "wa" do là trợ từ) để cũng cho chủ đề (chủ ngữ).
Nhưng "mo" cũng dùng "cũng" cho các trường hợp khác, như cho đối tượng bị tác động. Do đó, bạn phải chú ý. Ví dụ:
Ringo wo tabemasu (Tôi ăn táo). Budou mo tabemasu (Tôi cũng ăn nho).
Đặc điểm tiếng Nhật là có thể ẩn đi chủ ngữ là "Tôi" (và là "Bạn" nếu là câu hỏi). Do đó, câu đầy đủ là:
Watashi wa ringo wo tabemasu (Tôi ăn táo). Watashi wa budou mo tabemasu (Tôi cũng ăn nho).
Có thể lược sau "mo".
- Watashi wa ringo ga suki desu (Tôi thích táo)
- Watashi mo. (Tôi cũng vậy)
で
DE (đọc "đê")
Là chỉ cách thức hay phương tiện. Dịch ra tiếng Việt là "bằng" (cách nào đó).
Basu de gakkou ni ikimasu = Tôi tới trường bằng xe buýt
Nihongo de kaite kudasai = Hãy viết bằng tiếng Nhật
Hoặc chỉ bạn làm gì tại đâu (nơi chỗ).
Kouen de asobimasu = Tôi chơi ở công viên.
Nhiều bạn thắc mắc "de" và "ni" đều chỉ nơi chỗ, thế thì khác gì nhau? Takahashi có phân tích trong loạt bài về trợ từ tiếng Nhật rồi các bạn có thể tham khảo.
Ở đây Takahashi gợi ý cho bạn là DE thường chỉ bạn LÀM GÌ ở đâu đó, còn NI thường chỉ bạn ở TRONG đâu đó.
に/へ
NI/E (đọc "ni" "ê")
Đi tới đâu đó, chỉ phương hướng bạn đang hướng tới. へ viết là "he" nhưng là trợ từ nên đọc là E.
Gakkou e ikimasu = Tôi đi tới trường (đang hướng về trường học)
Gakkou ni ikimasu = Tôi đi tới trường (NI chỉ rằng bạn sẽ tới, vào trong và ở lại trường học)
に
NI
Một nghĩa nữa của NI là ở trong đâu đó.
Heya ni imasu = Tôi ở trong phòng (imasu là động từ "ở, tại").
Tiền wa túi no naka ni arimasu = Tiền ở trong túi (arimasu là ở/tại cho vật vô tri, vô giác còn imasu là cho vật sống).
を
WO (đọc "ô")
Tiếng Nhật khác tiếng Việt ở chỗ WO này đây (đọc là "ô"). Trong tiếng Nhật thì không phải là "ăn cơm" mà là:
Cơm wo ăn => Gohan wo tabemasu
Các động từ sẽ chia ở dạng "masu". Trong câu này thì không có desu nữa mà kết thúc bằng masu của động từ. Động từ sẽ đứng cuối câu, rất khác tiếng Việt. Nhưng cũng hợp lý! Vì tiếng Nhật dùng trợ từ, mà cụ thể ở đây là "wo" đứng sau thứ bị tác động bởi động từ.
Ví dụ: PHIM wo XEM-masu. ANH ẤY wa PHIM wo XEM-masu. Khá hợp lý đấy chứ ^^
~ませんか
Đây là dạng rủ rê. Bạn học sơ cấp thì biết "masen" là phủ định của "masu"
Tabemasu = ăn
Tabemasen = không ăn
Arimasu = có
Arimasen = không có
Nếu rủ một người uống bia thì bạn nói thế nào? Chính xác thì là "Uống bia không?", bạn có thấy chữ "không" không. Tức là rủ rê thì thêm 1 từ phủ định, là "không". Ở đây thì nghĩa là rủ rê thôi. Tiếng Nhật cũng thế, nếu Biiru wo nomimasu là "Uống bia" thì rủ rê là:
Biiru wo nomimasen ka? = Anh uống bia không?
Nếu rủ đi uống bia:
ビールを飲みに行きます Biiru wo nomi ni ikimasu = đi uống bia
=> ビールを飲みに行きませんか Biiru wo nomi ni ikimasen ka = Anh đi uống bia không?
Nomimasu thì là động từ uống còn Nomi ở đây là dạng danh từ (động danh từ), chỉ sự uống và "NI" ở trên là vào trong, hướng tới đâu đó. Ở đây là chỉ đi (ikimasu) với mục đích uống bia đó ^^
は
WA (viết "ha" nhưng đọc là WA, tiếng Việt "oa")
Trợ từ đánh dấu chủ đề. Tiếng Nhật bao giờ cũng là CHỦ ĐỀ + は + MIÊU TẢ (tính chất/hành động).
Ví dụ:
CÔ ẤY wa ĐẸP desu. = Cô ấy đẹp.
CÔ ẤY wa TÁO wo ĂN-masu = Cô ấy ăn táo.
Chú ý là có thể WA bị lược đấy nhé. Nhất là khi nói về "tôi".
Ví dụ: Okane ga suki desu = Tôi thích tiền.
Câu đủ là Watashi wa okane ga suki desu.
Wa/Ga thường đi thành cặp để tạo câu hoàn chỉnh. Tốt nhất là các bạn đọc bài về trợ từ của Saroma Lang.
Đời là thế đấy!
~があります
~ ga arimasu
Có thứ gì đó. Arimasu là "ở / tại / có". Đi với trợ từ GA thì nghĩa là CÓ.
TIỀN ga arimasu. = Tôi có tiền.
Kết hợp với NI thì chỉ là có gì ở đâu.
TÚI ni okane ga arimasu = Có tiền trong túi
Arimasu chỉ dùng cho vật vô tri vô giác, với sinh vật sống (người, chó, mèo) thì dùng imasu.
~がいます
~ ga imasu
Ở/tại/có như arimasu nhưng dùng cho sinh vật sống cử động được.
Ike no naka ni sakana ga takusan imasu = Có rất nhiều cá trong ao
(takusan = trạng từ "nhiều").
Koibito ga imasu = Tôi có người yêu
Kare wa koibito ga imasu = Anh ấy có người yêu
と
TO
nghĩa là "và". Watashi to anata = tôi và bạn.
Sensou to heiwa wa hantai desu = Chiến tranh và hòa bình là trái ngược.
~ましょう
~mashou
Rủ "Chúng ta hãy (làm gì)", chuyển từ dạng masu sang.
Tabemasu = ăn
Tabemashou = Chúng ta hãy ăn / Chúng mình ăn đi
Quá đơn giản đúng không?
~ましょうか
~mashou ka
Đây là rủ rê dạng chúng mình làm gì đi. Tham khảo ~masen ka ở trên.
Tabemashou ka = Chúng ta hãy ăn đi nhỉ?
~てください
Yêu cầu ai làm gì. Phải dùng V ở dạng TE/DE. Cách chia thì chắc chắn có trên Saroma Lang rồi. Bạn cần nhớ cách chia, nhất là sau khi Takahashi đã chỉ quy luật để nhớ.
Tabete kudasai = Anh hãy ăn đi.
Okane wo haratte kudasai = Anh hãy trả tiền đi.
(harau = trả tiền, dạng TE là haratte)
Tùy theo âm cuối của động từ mà chia TE/DE (một số động từ chia là DE!) khác nhau. Tất nhiên là phải biết động từ 1 đoạn và động từ 5 đoạn nữa. Hiểu đơn giản thì 1 đoạn là chỉ cần bỏ âm る RU cuối và thêm MASU, thêm TE, ... vào còn 5 đoạn là chia âm cuối cùng ví dụ noMU => noMImasu (chứ không phải Nomasu).
Nonde kudasai = Anh hãy uống đi
(nomu => nonde) => hãy nhớ cách chia dạng TE/DE nhé.
~てもいいです
~te mo ii desu
Đây là dạng nói bạn được phép làm gì. Phân tích ra thì đầu tiên là V-te, tức V ở dạng TE/DE (nối câu hay là mệnh lệnh thức "hãy"), MO là "cũng" (xem ở trên), ii là "tốt, được". Tức là LÀM V CŨNG ĐƯỢC.
Hanashite mo ii desu = Bạn có thể nói (cũng được).
Tabete mo ii desu yo = Bạn ăn cũng được.
~てはいけません
Bạn không được phép làm gì. Ở đây trợ từ は WA là phân tách chủ đề V-te và miêu tả ikemasen (nghĩa đen: không đi được = không được). Tức là không được làm gì.
Tabako wo sutte wa ikemasen = Bạn không được hút thuốc
Toshokan ni tabako wo sutte wa ikemasen = Bạn không được hút thuốc lá trong thư viện
~から
KARA
"Từ"
Betonamu kara kimashita = Tôi từ Việt Nam tới.
Chỉ phương hướng.
Còn chỉ khoảng cách, hay khoảng thời gian có thể dùng A kara B made = "từ A tới B".
Ví dụ A = tháng 4, B = tháng 10 / A = Việt Nam, B = Nhật Bản.
~ている
V-te iru
Chỉ bạn ĐANG làm gì, tức là hiện tại tiếp diễn.
Tabete iru = Tôi đang ăn => Lịch sự: Tabete imasu
Chỉ là động từ nguyên thể (dạng kể / không lịch sự) và dạng lịch sự -masu.
~にいく
Đi tới đâu đó.
Gakkou ni iku = Đi tới trường
Đi làm gì đó.
Biiru wo nomi ni iku = Đi uống bia
~ないでください
Yêu cầu ai đừng làm gì.
Shiba ni tatanaide kudasai = Xin đừng dẫm lên cỏ
Tatsu = đứng => tatanai = không đứng (không dẫm lên)
Gakkou ni biiru wo nomanaide kudasai = Xin đừng uống bia ở trường
Đây là dạng V-naide, tức là phủ định trước dạng thường (không phải dạng -masen) và thêm DE.
~のがすきです
V no ga suki desu.
Bạn thích làm gì.
Sushi wo taberu no ga suki desu = Tôi thích ăn sushi
Chỉ hoạt động yêu thích. Còn nếu thích cái gì thì dùng danh từ:
Sushi ga suki desu = Tôi thích sushi (chứ không phải là "Thích ăn sushi" như trên nhé!) => có thể thích trưng bày chẳng hạn, cũng có thể là thích ăn.
~のがじょうずです
V no ga jouzu desu
Jouzu là giỏi môn gì đó, đây là tính từ NA.
Ví dụ:
Gohan wo taku no ga jouzu desu = Tôi giỏi thổi cơm (nấu cơm)
Tahahashi wa nihongo wo kaku no ga jouzu desu = Takahashi viết tiếng Nhật giỏi
Câu này có chủ đề là Takahashi, phần miêu tả giỏi thì có phần trước GA là nihong wo kaku = viết tiếng Nhật, và miêu tả sau GA là jouzu desu = giỏi. Đây là kết hợp WA/GA để diễn đạt, rất hay gặp trong tiếng Nhật.
Jouzu cũng là tính từ: Jouzu-na Nihongo = tiếng Nhật giỏi (chỉ tiếng Nhật của ai đó giỏi)
Jouzu-na Nihongo wo shabette imasu ne = Anh nói tiếng Nhật giỏi nhỉ
Chú ý chữ NO, đây không phải là "của" mà là biến một vế câu (kết thúc bởi động từ) thành danh từ.
VẾ CÂU + の NO = DANH TỪ
Bắt buộc phải làm thế vì trước GA phải là danh từ. Một chút mẹo mực cho hợp ngữ pháp và dễ hiểu thôi ^^
~のがへたです
V no ga heta desu.
Heta là ngược với Jouzu.
Heta = kém, dở.
Nihongo ga heta desu = Tiếng Nhật của tôi dở <= Watashi wa nihongo ga heta desu
Ryouri suru no ga heta desu = Tôi nấu ăn dở
Heta-na nihongo = tiếng Nhật dở
Nếu nói tránh thì thay vì Heta ta sẽ dùng Jouzu dewanai (じょうずではない) tức là "không giỏi".
Jouzu dewa arimasen = Không giỏi.
まだ~ていません
mada V-te imasen
Bạn CHƯA làm gì.
Hiru-gohan wo tabete imasen = Tôi chưa ăn trưa.
Phân biệt với bạn KHÔNG làm gì là V-masen nhé.
Tabemasen = Tôi không ăn
Tabete imasen = Tôi chưa ăn
MADA là để nhấn mạnh: Mada tabete imasen = Tôi VẪN chưa ăn.
~のほうが~より
N1 no hou ga N1 yori A
Đây là so sánh. "hou" là phía/phương hướng/về phía. Tức là để nhấn mạnh cái gì hơn cái gì.
THỊT GÀ no hou ga THỊT VỊT yori NGON desu. = Thịt gà THÌ ngon hơn thịt vịt.
"hou" giống như dùng chữ THÌ để nhấn mạnh vậy.
Thế thôi!
Sau "yori" phải là tính từ miêu tả.
Nihongo no hou wa Kankokugo yori omoshiroi desu = Tiếng Nhật THÌ thú vị hơn tiếng Hàn.
Cũng có thể bỏ HOU: Nihongo wa Kankokugo yori omoshiroi desu = Tiếng Nhật thú vị hơn tiếng Hàn.
Thành một câu kể bình thường, không nhấn mạnh.
~のなかで~がいちばん~
N1 no naka de N2 ga ichiban A
Chỉ trong một nhóm, tập thể nào đó thì cá thể nào đó là A (tốt, hay, dở, ...) nhất.
Naka là "trong, bên trong", N1 no naka de = trong các N1.
ichiban = thứ nhất, nhất (trạng từ)
ichiban omoshiroi = thú vị nhất
Ví dụ:
ĐỘNG VẬT no naka de GÀ ga ichiban HIỀN desu. = Gà là hiền nhất trong các loài động vật.
Bạn chứ thay bất kỳ vào là được. Chú ý N2 phải trong nhóm chung N1 nhé.
Chứ không thể nói: "Trong các loại THỰC VẬT, GÀ hiền nhất" vì gà có là thực vật đâu.
つもりです
V tsumori desu.
Định làm gì đó. Dùng động từ nguyên dạng.
Nihon e ryuugaku suru = Đi du học Nhật
日本へ留学するつもりです Nihon e ryuugaku suru tsumori desu = Tôi ĐỊNH đi du học Nhật.
~く/ ~になる
Trở nên thế nào đó. Chú ý tính từ đuôi い "i" và tính từ đuôi な "na" chia khác nhau.
samui => samuku
jouzu-na => jouzu-ni
Ví dụ:
Nihong ga jouzu ni narimasu = Tiếng Nhật giỏi lên (trở nên giỏi)
Tenki ga samuku narimasu = Thời tiết trở nên lạnh
Cao lên = Takaku naru
Đây là cách bạn biến TÍNH TỪ thành TRẠNG TỪ để bổ nghĩa cho động từ mà thôi. Động từ ở đây là naru (dạng thường = plain form), tức là narimasu.
stem +たいです
V-tai desu
Bạn muốn làm gì đó.
Sushi ga tabetai desu = Tôi muốn ăn sushi.
Chú ý là khi này thường dùng GA thay cho WO. Takahashi đã có viết về dạng V-tai này rồi, bạn đọc bài về động từ dạng "tai" V-tai nhé.
~たり …~たりする
V(te) tari V2(te)tari suru
Cái này hơi phức tạp một chút.
Sushi wo tabetari, uta wo utattari shimashita = Tôi (đã) lúc thì ăn sushi, lúc thì ca hát.
Tức là chỉ các hành động làm xen kẽ nhau và không nói rõ thứ tự. Có thể là bạn lặp đi lặp lại, lúc này lúc khác. Khác với việc "Tôi ăn sushi xong rồi hát" vì ở đây có đề cập thứ tự hành động.
Còn ~tari ~tari thì chỉ các hành động không có thứ tự hay bạn không muốn nhớ thứ tự. Chia thì giống như động từ TE/DE nhưng thay bằng TARI/DARI.
taberu => tabete => tabetari
nomu => nonde => nondari
Tóm lại, bạn cần nhớ kỹ động từ dạng TE/DE vì các cách chia khác cũng tương tự. Có thể kết hợp vô số hành động:
Kinou, watashitachi wa sake wo NONDARI, sashimi wo TABETARI, uta wo UTATTARI shite imashita.
Hôm qua, chúng tôi đã lúc thì uống rượu, lúc lại ăn cá sống, lúc thì lại hát.
~たことがある
V-ta koto ga aru.
Đây là dạng quá khứ.
Taberu là ăn thì Tabeta là đã ăn.
Nomu là uống thì Nonda là đã uống.
Cách chia giống động từ dạng TE/DE thôi, nhưng đổi thành TA/DA.
"aru" chính là nguyên dạng, dạng thường plain-form của arimasu đã nói ở trên, tức là ở/tại/có.
Ở đây nói là "Có việc bạn đã làm gì đó" tức là bạn đã từng làm gì đó.
Nihon ni itta koto ga aru = Tôi đã từng đi Nhật
Raamen wo tabeta koto ga aru = Tôi đã từng ăn mỳ Nhật
Đây là nói về trải nghiệm, tức là bạn trải nghiệm việc gì rồi.
Koto ("việc") có tác dụng biến động từ thành danh từ, tức là "việc làm gì".
や
Ya
"và" nhưng không chỉ danh sách đầy đủ. Có thể dịch là "hay".
Khác với と "to" là chỉ danh sách đầy đủ.
Hon to nooto = sách và vở
Hon ya nooto = sách, vở, ... / sách hay vở
Nếu danh sách không liệt kê đủ thì bạn phải dùng "ya" thay vì "to".
Ví dụ:
Trước khi đi du lịch, khăn tắm YA xà bông YA bàn chải đánh răng NADO wo CHUẨN BỊ shimashou.
Thường dùng với NADO hay TOKA để nhấn mạnh là còn nữa chưa liệt kê hết.
~んです
~n desu
ん là dạng tắt của の NO dùng nhấn mạnh thôi.
いいです ii desu = Được ạ
いいんです iin desu = Được rồi ạ
Hoặc là nhấn mạnh động từ.
ビールを飲みます Biiru wo nomimasu = Tôi uống bia => BÌNH THƯỜNG
ビールを飲むんです Biiru wo nomun desu = Tôi UỐNG bia => NHẤN MẠNH
~すぎる
~sugiru
Chỉ sự quá mức. A-"i" thì bỏ "i", A-"na" thì bỏ "na" rồi thêm "sugiru". Chú ý là sugiru là động từ nên phải chia dạng động từ, ví dụ lịch sự là sugimasu.
Atsui = nóng => atsu-sugimasu = quá nóng
Kowai = đáng sợ => kowasugimasu = quá đáng sợ
Dùng sugiru để miêu tả tính chất nào đó quá mức.
~ほうがいい
V-ta hou ga ii
Khuyên ai nên làm gì đó.
Nihon ni ryuugaku suru = du học Nhật
Nihon ni ryuugaku shita hou ga ii desu = Bạn nên đi du học Nhật
"hou" là nhấn mạnh như đã nói ở bên trên đây. Ngoài ra, ở đây nó còn biến động từ V-ta (dạng quá khứ) thành danh từ vì "hou" có vai trò là danh từ.
ので
NODE
Chỉ lý do. Trước đó phải là động từ hoặc tính từ nguyên dạng "i"/"a".
Atsui node suiei ni ikimasen ka = Trời nóng nên bạn đi bơi không?
Nihongo ga jouzu-na node, arubaito wo mitsukeraremasu yo = Vì tiếng Nhật giỏi nên bạn có thể tìm được việc làm thêm đấy
Nihon ni iku node, sashimi wo tabete kimasu = Vì sẽ đi Nhật nên tôi sẽ ăn cá sống ở đó
~なくちゃいけない
~V-nakucha ikenai
Đây là diễn đạt phải làm gì. Đây là nói tắt của ~なくてはいけない (không làm gì thì không được) => tức là "phải làm gì đó".
勉強しなくちゃいけない Benkyou shinakucha ikenai = Tôi phải học
Takahashi có nói nhiều về đề tài này, bạn tham khảo nhé (dù nó hơi quá trình độ N5 một chút):
Diễn đạt "Phải làm gì", "Không được làm gì", cách nói cấm đoán... trong tiếng Nhật
Đôi khi cũng phải nói tắt cho nó ... pro
Nói nhanh, nói tắt, viết tắt trong tiếng Nhật
でしょう
DESHOU
Chỉ suy đoán "có lẽ, có thể".
Yuki ga furu deshou = Có lẽ tuyết sẽ rơi
Anata wa betonamu-jin deshou = Bạn có lẽ là người Việt Nam?
Chỉ cần thay DESU bằng DESHOU thôi.
~まえに
V mae ni
Trước khi làm gì (thì làm gì đó).
Taberu mae ni te wo araimashou = Chúng ta hãy rửa tay TRƯỚC KHI ăn.
"Mae" là trước/trước khi, có vai trò danh từ. Nên có thể tiếp nối bởi NI. Ngược lại là "Ato" nhưng đi với Ato phải là V-ta (quá khứ).
Tabeta ato ni, katazukemashou = Sau khi ăn xong chúng ta hãy dọn dẹp.
~てから
V-te kara
Nghĩa: Sau khi LÀM XONG V thì (làm gì khác)
Cũng lại dạng V-te nhưng ở đây:
Không phải nối câu
Không phải mệnh lệnh thức (yêu cầu hãy làm gì)
Mà đi với "kara" để hỉ là sau khi làm xong xuôi việc gì thì làm việc gì khác.
Shigoto wo oete KARA, biiru wo nomi ni ikimashou = Sau khi LÀM XONG công việc, chúng ta đi uống bia đi
Shukudai wo shite kara kaimono shimasu = Sau khi LÀM XONG bài tập về nhà, tôi sẽ đi mua sắm
kaimono suru / kaimono shimasu = đi mua sắm, đi shopping
shukudai wo suru / shukudai wo shimasu = làm bài tập về nhà
(C) yurika.saromalang.com