Cách ứng phó động đất
Kiến thức chung về động đất
Động đất tiếng Nhật là 地震 JISHIN [địa chấn]
>> Từ vựng tiếng Nhật về động đất
Điều 1: Động đất là bất ngờ và không dự báo được như dự báo thời tiết.
Điều 2: Động đất có thể xảy ra nguy cơ sóng thần (gọi là tsunami) vì thế phải xác nhận tin tức xem có nguy cơ sóng thần không.
Điều 3: Động đất có thể gây tổn thất to lớn về nhà cửa, tài sản và nhân mạng. Chết trực tiếp vì động đất có thể không lớn bằng chết do cháy, nổ ga, cháy nhà hay chết ngạt vì khói, bị vùi lấp, v.v… Khi bị vùi lấp, không phải lúc nào cũng được tìm thấy còn sống.
Điều 4: Kiến thức về cách ứng phó động đất giúp bạn an toàn hơn nhiều. Chúng ta không dự đoán được động đất nhưng có thể hành động khôn ngoan khi xảy ra động đất.
Điều 5: Các tòa nhà tại Nhật đều thiết kế chống động đất, đặc biệt các tòa nhà cao tầng.
Cách ứng phó ban đầu khi có động đất xảy ra
Những phút đầu: Hãy bảo vệ thân thể, nhất là phần đầu. Hãy chui xuống bàn, gầm giường, chăn, … để không bị thương. Những phút này có nhiều thứ đổ, rơi có thể gây chấn thương. Không chạy ra ngoài ngay vì kính cửa sổ trên cao vỡ có thể rơi vào đầu hay vào người.
Mở sẵn cửa: Bị kẹt là rất dở hơi. Hãy mở sẵn cửa sau khi hết đợt chấn động đầu tiên. Bạn cần phải thoát ra đúng không?
Tắt ga: Phải tắt ga, vặn chốt đóng ga (gọi là ガス栓 gasu-sen). Tắt các thiết bị khác.
Bảo vệ chân: Coi chừng dẫm mảnh vỡ. Bảo vệ đầu là để phán đoán đúng, còn bảo vệ chân là để chạy. Tốt nhất là đi giày và mặc quần jeans.
TRÁNH CHẠY RA NGOÀI KHI ĐANG ĐỘNG ĐẤT VÌ CÓ THỂ BỊ VẬT RƠI VÀO ĐẦU HÃY DẪM MẢNH VỠ
Sau đó thì hãy tích lương thực, nước uống. Nếu ở nhà không an toàn thì nên đi lánh nạn. Phải theo dõi tin tức thường xuyên.
Hệ thống đánh giá động đất tại Nhật Bản (Shindo 0 - 7)
Hệ thống phân loại các mức động đất tại Nhật. Nguồn: Cục khí tượng Japan (JMA).
Xem tiếng Nhật tại: http://www.jma.go.jp/jma/kishou/know/shindo/jma-shindo-kaisetsu-gaiyo.pdf
ĐỒ DÙNG THIẾT YẾU KHI CÓ ĐỘNG ĐẤT / KHI ĐI TỊ NẠN
Đài (radio) và pin dự phòng để nghe tin tức và hướng dẫn đối phó động đất
Đèn pin và pin dự phòng (không dùng diêm trong nhà tránh hỏa hoạn)
Điện thoại di động và phần mềm ứng phó thiên tai (preinstalled cài sẵn)
Giầy để đi
Dụng cụ sơ cứu, bông băng
Nước uống dự trữ, đồ ăn đóng hộp
Bật lửa, diêm (chú ý không dùng trong nhà tránh cháy nổ ga)
Món bảo hộ hoặc có thể bảo vệ đầu
Bình cứu hỏa trong nhà
Giấy tờ tùy thân, con dấu cá nhân (hanko)
Bản đồ (để tới nơi tị nạn)
Quần áo, tư trang (nhất là đồ lót) đủ dùng
v.v....
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu ứng phó tai họa tiếng Nhật gọi là 防災マニュアル bousai manyuaru.
Hyogo (tiếng Việt): http://www.hyogo-ip.or.jp/pdf/usr/default/bsT-r-FbaJ7-7.pdf
Myagi: https://www.city.shiogama.miyagi.jp/shiminanzen/kurashi/bosai/bosai/documents/15-bosaigaidobukku.pdf
Tokyo: http://www.bousai.metro.tokyo.jp/_res/projects/default_project/_page_/001/000/320/guid00.pdf
Toyohashi (download page): http://www.city.toyohashi.lg.jp/6926.htm
Mizunami City: http://www.city.mizunami.lg.jp/docs/2014092907749/files/2014092907749_Disaster_Prevention_Guidebook.pdf
Hokkaido: http://www.city.eniwa.hokkaido.jp/www/contents/1365667343247/files/eniwasibousaigaidobukkuzennpe-ji.pdf
(C) Yurika