Cách công chứng sổ hộ khẩu gia đình
Sổ hộ khẩu hay sổ tạm trú đều được (cần sao y công chứng 01 bộ)
Số lượng cần nộp: 03 bộ
Cách công chứng hộ khẩu gia đình để làm hồ sơ du học Nhật Bản
Nếu người bảo lãnh và bạn đăng ký hộ khẩu khác nhau: Công chứng cả hai sổ hộ khẩu.
Nếu sổ hộ khẩu và sổ KT3 (hộ khẩu tạm trú) của bạn khác nhau: Công chứng cả sổ hộ khẩu và KT3
Nếu bạn và người bảo lãnh có sổ KT3 (hộ khẩu tạm trú) và trong cùng một sổ: Chỉ cần công chứng sổ KT3
Cách công chứng sổ hộ khẩu:
Công chứng trên mặt A4 (nếu được)
Cần sao y công chứng tất cả mọi người trong hộ khẩu (tất cả các trang có ghi lên)
Không được chỉ công chứng trang có bạn và người bảo lãnh (ví dụ cha/mẹ/...) và bỏ qua những người khác trong hộ khẩu.
Phải công chứng đủ mọi người trong hộ khẩu.
Nên công chứng thành tờ A4 chứ không nên để kích thước nhỏ hơn A4 (bạn hãy yêu cầu nơi công chứng không xén nhỏ lại).
Ví dụ cách công chứng hộ khẩu gia đình
Nếu bạn và người bảo lãnh cùng hộ khẩu thì công chứng hộ khẩu đó, đầy đủ thành viên trong hộ khẩu (tức là các trang có ghi).
Nếu bạn và người bảo lãnh cùng sổ KT3 thì công chứng sổ KT3.
Nếu bạn và người bảo lãnh không cùng hộ khẩu
Ví dụ bạn sống cùng mẹ tại một hộ khẩu nhưng người bảo lãnh là cha tại hộ khẩu khác. Trường hợp này hãy công chứng cả hai hộ khẩu (mỗi thứ 01 bản).
Nếu bạn sống cùng cha mẹ còn bảo lãnh là chị gái bạn tại hộ khẩu khác: Cần công chứng hai sổ hộ khẩu (mỗi thứ 01 bản).Trường hợp này cần công chứng (hoặc bản sao chính thức) giấy khai sinh của chị bạn để chứng minh quan hệ chị em ruột.
Nếu bạn sống với ông bà còn người bảo lãnh là cha/mẹ sống ở địa chỉ khác: Cần công chứng sổ hộ khẩu của ông bà và sổ hộ khẩu của cha/mẹ (mỗi thứ 01 bản).
Nếu bạn và người bảo lãnh (ví dụ mẹ bạn) cùng hộ khẩu ở quê nhưng đều sống và làm việc ở thành phố: Cần công chứng sổ hộ khẩu đầy đủ (gồm cả mọi người trong hộ khẩu ở quê). Nhưng nếu bạn và mẹ bạn có KT3 ở thành phố thì chỉ cần công chứng sổ KT3 là được.
(C) Saromalang