4. Người tị nạn (nanmin)

Bạn có thể nghe nói là visa tị nạn tức là 難民ビザ nanmin biza [nạn dân visa] nhưng thực tế không có dạng visa này. Đây là chế độ công nhận người tị nạn tại Nhật Bản không phải tên loại visa. Hiện chỉ có 2 dạng công nhận người tị nạn:

Dạng 1: Người tị nạn Đông Dương (1975)

Người thuộc Việt Nam, Lào, Campuchia tới Nhật sau năm 1975 (sau khi chiến tranh kết thúc) khi hệ thống xã hội chuyển sang dạng XHCN. Những người này gồm cả thuyền nhân vượt biển tị nạn.

Dạng 2: Người tị nạn hiệp ước

Những người bị đàn áp vì lý do chủng tộc, tôn giáo, chính trị, bất đồng chính kiến, v.v... tại nước mà người đó có quốc tịch có thể xin làm người tị nạn ở Nhật. Hiện chỉ có Syria đáp ứng được điều kiện này, nếu người đó có thể tới được Nhật.

Không có visa tị nạn mà là visa định trú

Người tị nạn được cấp chứng nhận người tị nạn nhưng visa là visa định trú, tức là được cấp cho lý do đặc biệt. Hãy tham khảo bài visa định trú.

Visa định trú: Không giới hạn các hoạt động

Bạn có thể thoải mái xin việc đi làm, không giới hạn loại công việc. Bạn cũng có thể chỉ đi làm thêm (arubaito) hay làm trong ngành công nghiệp người lớn, quán bar, nghề tiếp khách, v.v... mà không bị giới hạn gì. Về cơ bản thì bạn có cơ hội việc làm như người Nhật.

Việc làm giả hồ sơ xin làm người tị nạn để tranh thủ thời gian chờ kết quả để đi làm kiếm tiền tại Nhật có thể dẫn tới bị bắt vì làm giả hồ sơ tị nạn nên cần chú ý là bạn không thuộc đối tượng này.

(C) Yurika