Điện áp dân dụng tại Nhật Bản

ĐIỆN ÁP DÂN DỤNG NHẬT BẢN: 100 VOLT

Tần số dòng điện tại Nhật:

Như vậy, tần số dòng điện xoay chiều tại Tokyo là 50 Hz và tại Osaka là 60 Hz. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì đa số thiết bị chạy tốt với tần số 50 Hz lẫn 60 Hz mà quan trọng là điện áp (電圧 den'atsu [điện áp] = volatage).

Ghi chú: Việt Nam có điện áp 220V và tần số 50Hz.

Hãy xem bản đồ điện áp và tần số thế giới:

Ngoài ra, cần chú ý Nhật Bản dùng chân cắm Type A tức là chân dẹt. Trông thế này:

MANG MÁY TÍNH XÁCH TAY TỪ VIỆT NAM: DÙNG ĐƯỢC

Bộ chỉnh lưu (adapter) của các máy tính xách tay hiện nay đều có thể chuyển đổi được điện xoay chiều từ 100V cho tới 240V (tần số 50/60Hz) thành dòng một chiều (tức là chỉnh lưu) để dùng cho máy tính xách tay. Do đó, máy tính xách tay có thể dùng tại hầu hết mọi nguồn điện trên thế giới.

Laptop adapter: INPUT 100`240V / 50-60Hz nên có thể dùng laptop tại cả Việt Nam lẫn Nhật Bản mà không cần biến áp.

MÁY TÍNH ĐỂ BẢN: CÓ NÚT CHUYỂN ĐỔI ĐIỆN 110V / 220V

Các bộ nguồn mới của máy tính để bàn cũng có nút chuyển đổi điện ở phía sau (mặt sau case máy tính) và bạn chỉ cần gạt thanh trượt để chọn nguồn 110V hay 220V. Chú ý: Dù điện áp có xê xích 10 - 20V cũng không ảnh hưởng mấy (tức là điện áp 100V hay 110V về cơ bản là như nhau).

Máy tính để bàn (desktop computer): Gạt thanh màu đỏ chọn điện áp 115V hay 230V

CÁC ĐỒ ĐIỆN NHƯ NỒI CƠM ĐIỆN V.V.: KHÔNG XÀI ĐƯỢC NẾU KHÔNG CÓ BỘ ĐỔI ĐIỆN

Các đồ điện như nồi cơm điện thường chỉ thiết kế cho điện 110V hoặc 220V nên không dùng lẫn được (không hoạt động hoặc cháy nếu cắm vào điện áp cao quá điện áp thiết kế). Trừ khi bạn mua đồ chuyển đổi điện (tức là máy biến áp gia đình) nhưng cũng dễ cắm nhầm gây cháy và phiền phức khi mang theo. Ở Nhật cũng không thiếu gì đồ nên hãy tránh mang theo đồ điện khi đi du học tại Nhật.

(C) Yurika