Nguyên tắc hồ sơ du học

Nguyên tắc làm hồ sơ du học Nhật Bản của Saromalang

Vì sao chất lượng hồ sơ du học quan trọng?

Trong mấy năm gần đây, số hồ sơ đăng ký học tại Tokyo của các bạn Việt Nam trượt khoảng 10 - 20%. Có những công ty cam kết "đậu visa 100%" nhưng về cơ bản, điều này là không thể. Bởi vì người xét duyệt là cục xuất nhập cảnh Nhập Bản. Các công ty du học chỉ có thể nỗ lực làm hồ sơ tốt và cẩn thận, chứ không thể đảm bảo đậu được.

Ngoài ra, ngay cả chuyện "đậu visa" cũng không chính xác, mà phải là "đậu tư cách lưu trú (Certificate of Eligibility, gọi tắt là COE)". COE do cục xuất nhập cảnh Nhật Bản cấp cho bạn nếu hồ sơ của bạn đậu. Còn cấp visa là đại sứ quán Nhật hay lãnh sự quán Nhật cấp và nhìn chung có COE thì tỷ lệ đậu visa là 100%.

Khác với Mỹ, việc đậu hay trượt COE khi bạn đăng ký du học tự túc tại Nhật Bản phụ thuộc hoàn toàn vào hồ sơ. Cũng có thể bạn bị hỏi hay điều tra về hồ sơ, nhưng không phải luôn luôn như thế nhất là khi bạn có một hồ sơ tốt. Vì thế, làm hồ sơ tốt là tối quan trọng để nâng cao khả năng đậu.

Nguyên tắc làm hồ sơ du học Nhật Bản của Saromalang

Trước hết, bạn cần suy nghĩ một chút: Ai xét hồ sơ của bạn? Vì sao họ cho bạn đậu hay trượt?

Người xét duyệt là nhân viên của Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản (cục xuất nhập cảnh Tokyo, Yokohama, ... tùy địa chỉ trường Nhật ngữ mà bạn đăng ký). Họ cũng là những con người, phải duyệt rất nhiều hồ sơ và có những nguyên tắc chung, nhất quán. Do đó, hồ sơ của bạn phải có tính thuyết phục, bạn phải thuyết phục những người này. Do đó, hồ sơ của bạn phải trong sáng, nhất quán và làm nổi bật mong muốn học tập tại Nhật Bản của bạn.

Làm hồ sơ du học là cạnh tranh! Vì thế, quan trọng nhất là tăng sức cạnh tranh của hồ sơ.

❀ Dịch tiếng Nhật chuẩn mực

Trước hết, dịch tiếng Nhật phải chuẩn mực. Vì nhân viên Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản (Nyukan) đọc phần tiếng Nhật là chính, nên phải dịch chuẩn và thậm chí là dịch hay! Saromalang rất chú ý điều này nên luôn và sẽ luôn luôn duy trì chất lượng dịch ở chất lượng cao nhất.

Ví dụ, khi nói chuyện thì bạn hay nói "trường cấp 3" và tiếng Nhật cũng vậy, gọi là 高校 (Koukou = cao hiệu) hay 高等学校 (Koutou Gakkou = cao đẳng học hiệu) nhưng khi dịch hồ sơ, chúng ta không nên dùng từ này. Lý do: Phải dùng từ chính thức tương ứng với "phổ thông trung học" của Việt Nam là 後期中等教育 (Kouki Chuutou Kyouiku = hậu kỳ trung đẳng giáo dục). Bởi vì "giáo dục trung học phổ thông" và "trường cấp 3" là khác nhau! "Trường cấp 3" chỉ là một hình thức của giáo dục trung học phổ thông. Trong tiếng Nhật cũng tương tự như vậy.

Việc dùng tiếng Nhật chuẩn mực rất quan trọng, vì đây là thứ mà người duyệt hồ sơ đọc và có cảm tình hay không. Ngoài ra, việc làm cho bản dịch dễ nhìn (layout, font chữ) cũng giúp hồ sơ dễ đọc hơn.

❀ Hồ sơ trong sáng, nhất quán

Hồ sơ của bạn phải nhất quán và không có nghi vấn. Trung tâm du học sẽ phải xem kỹ hồ sơ của bạn xem có điểm nghi vấn nào không để xử lý. Việc này đòi hỏi phải hiểu văn hóa làm việc của người Nhật, vì cách nhìn của người Nhật và người Việt rất khác nhau (người Việt nhiều khi rất xuề xòa, dễ tính còn người Nhật làm việc rất nguyên tắc, khó tính).

Hiểu biết văn hóa Nhật Bản và quá trình xét hồ sơ chính là bí quyết để Saromalang làm hồ sơ trong sáng, nhất quán cho các bạn đăng ký du học.

Ngay cả ảnh bạn chụp cũng phải chú ý. Ảnh của bạn phải toát lên được sự trung thực, đáng tin cậy thì hồ sơ sẽ gây ấn tượng tốt.

❀ Lý do du học

Đây là phần quan trọng nhất. Khi xét hồ sơ, người xét duyệt sẽ xem phần này trước. Họ xem mong muốn và động lực du học Nhật Bản của bạn tới đâu. Do đó, đây là phần cần phải đầu tư kỹ càng (phải lao tâm khổ tứ!) và trung tâm du học phải tư vấn thật cẩn thận.

Bạn không được kể lể dài dòng vì không ai muốn hay có thời gian đọc. Bạn phải vào thẳng vấn đề, trình bày nguyện vọng và lý do du học. Bạn không được kể khổ hay mong muốn viển vông. Bạn phải tập trung vào lý do chính bạn du học là gì, và bạn sẽ được gì sau khi du học, bạn sẽ làm gì trong khi du học.

Nhìn chung, phải là câu chuyện của bạn. Bằng cách này, bạn thuyết phục được người duyệt hồ sơ cho bạn sang Nhật du học.

❀ Đánh giá sức cạnh tranh của hồ sơ

Saromalang sẽ đánh giá và chấm điểm hồ sơ của bạn. Việc đánh giá này giúp tìm xem hồ sơ của bạn có bị yếu, hay bị yếu chỗ nào, từ đó bổ sung khắc phục. Đánh giá đúng sức cạnh tranh của hồ sơ sẽ giúp bạn nâng cao sức cạnh tranh này và tăng khả năng đậu COE. Ví dụ, hồ sơ bạn hơi yếu thì bạn phải nỗ lực học và thi tiếng Nhật để bổ sung.

Với các hồ sơ yếu, Saromalang đều khuyên các bạn đầu tư tiếng Nhật rồi mới nộp hồ sơ. Bằng cách này sẽ tăng khả năng đậu COE và giúp bạn tiết kiệm tiền bạc, thời gian làm hồ sơ.

❀ Nguyên tắc hồ sơ du học Saromalang : Làm hồ sơ tốt nhất có thể trong phạm vi khả năng ❀ 

Có những bạn hồ sơ rất đẹp, như đã tốt nghiệp hay đang học cao đẳng/đại học, có tiếng Nhật tốt. Nhưng Saromalang vẫn khuyên các bạn làm hồ sơ tốt nhất, ví dụ viết "Lý do du học" đầy đủ, cẩn thận, thể hiện được nhiệt huyết đi du học. Ngoài ra, Saromalang còn khuyến khích các bạn học tiếng Nhật lên mức độ cao hơn và thi bằng cao hơn.

Bởi vì, quá trình du học bắt đầu ngay từ khi bạn làm hồ sơ! Bạn càng nỗ lực tại Việt Nam bao nhiêu thì bạn càng tiết kiệm chi phí khi sang Nhật bấy nhiều. Và bạn phải học được thói quen làm hồ sơ tốt nhất cho bạn. Điều này giúp bạn thi lên cao tại Nhật hay xin học bổng, xin việc. Ngay cả xin việc làm thêm, bạn cũng phải làm bản lý lịch thật tốt, phỏng vấn thật thuyết phục.

Việc bạn luôn nỗ lực làm hồ sơ tốt và hiểu nguyên tắc làm hồ sơ, nguyên tắc xét duyệt sẽ giúp bạn thành công khi du học. Do đó, Saromalang sẽ luôn nhiệt tình tư vấn cho các bạn để làm hồ sơ tốt nhất có thể kể cả hồ sơ của bạn đã khá đẹp.

(C) Takahashi @ Saromalang